Nowhere Land

Thursday, March 10, 2005

The Fog of War

Eleven Lessons from the Life of Robert S. McNamara

Phim documentary, hình như được giải Oscar dành cho phim tài liệu năm ngoái về cuộc đời của McNamara, một người có vai trò đặc biệt trong cuộc chiến Việt Nam- cuộc chiến mà có thời được báo chí Mỹ gọi là McNamara's War.

Phim kể về cuộc đời của McNamara bằng ngôn ngữ của ông. Khi trả lời phỏng vấn ông đã 87 tuổi nhưng khó có thể nhận ra được điều đó ở ông, một người có bề ngoài chỉ 70 tuổi với giọng nói rất rõ ràng, mạnh mẽ. Khác với Michael Moore, đạo diễn phim này không xuất hiện mà chỉ đôi lúc đặt ra các câu hỏi tương đối neutral và để cho McNamara tự nói về mình, có thể nói là tự dẫn chuyện kể về cuộc đời mình. Đó là cuộc đời của một người thành đạt từ rất sớm, trở thành assistant professor trẻ nhất ở Harvard, rồi chủ tịch đầu tiên của hãng Ford mà không xuất thân từ gia đình Ford trước khi được Kennedy mời làm Bộ trưởng quốc phòng và là người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế cuộc chiến Việt Nam trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của Kennedy và Johnson. Sau này khi bị Johnson đuổi việc, ông trở thành Chủ tịch Ngân hàng thế giới trong 13 năm.

Gốc Ailen, bướng bỉnh và kiêu ngạo, thông minh, khôn ngoan, khó nắm bắt, cá tính phức tạp. Coi cuộc chiến là một sai lầm, ông tự đề cập tới những sự kiện như việc rải Agent Orange xảy ra trong thời kỳ ông làm Bộ trưởng quốc phòng, mượn lời của viên tướng bốn sao hiếu chiến và hiếu sát Le May (kẻ tàn sát 100.000 dân thường Tokyo trong một đêm và nổi tiếng với câu nói "đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" trong chiến tranh Việt Nam), ông đồng ý là nếu phe đồng minh thất bại trong chiến tranh thứ Hai thì ông cũng có thể bị coi là tội phạm chiến tranh.

Trong khi đó, ông né tránh trách nhiệm trực tiếp của mình trong chiến tranh Việt Nam, và đổ lỗi cho Tổng thống Johnson, khẳng định nếu như Kennedy còn sống sẽ không để chiến tranh leo thang như Johnson. Mặc dù là kiến trúc sư chính của Chiến tranh Việt Nam và tầm quan trọng đến nỗi cuộc chiến Việt Nam thời Johnson nhiều lúc được gọi là McNamara's war nhưng ông luôn tìm cách khẳng định mình chỉ là một người thừa hành, một viên chức giống như thời ông còn làm việc cho hãng Ford. Ông khôn khéo sắp xếp để tương phản Kennedy với Johnson, tướng hiếu chiến Cutis LeMay với tín đồ Quaker tự thiêu để phản đối chiến tranh Morrison để tự nhận mình cũng là người sensitive như Morrison và kể về việc mình cùng với Kennedy cứu thế giới khỏi việc huỷ diệt trong sự kiện tên lửa Cuba. Hai lần người xem thấy ông thể hiện sự xúc động trong phỏng vấn: khóc thực sự khi kể về cái chết của Kennedy và tỏ vẻ xúc động khi nhắc tới cái chết của Morrison. Tuy không thừa nhận lỗi lầm và tránh né các câu hỏi trực tiếp về cảm giác hối hận hay tội lỗi nhưng cũng có thể nhận thấy gánh nặng lương tâm đè nặng lên ông. Trong hai tiếng phim hình như chỉ có một lần duy nhất ông cười khi kể về kỷ niệm hồi tuổi thơ, mình đã vượt qua được bọn trẻ con người Chinese, Japanese và Jew để đứng đầu lớp.

Ông cũng nói rất ít về vai trò của mình trong việc cổ vũ nước Mỹ bước vào chiến tranh Việt Nam, với những đánh giá tình hình rất lạc quan trước công chúng về chiến tranh (trong khi báo cáo private với Tổng thống thì lại khác hẳn) trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Sau này ông tỏ ra ngày càng thiếu tin tưởng vào chiến thắng của người Mỹ và do đó phải rút lui khỏi nội các của Johnson.

Tuy có tránh né nhưng cũng phải thừa nhận là McNamara là viên chức cao cấp nhất trong chính quyền Mỹ thời chiến tranh dám đối diện với cuộc chiến nhiều u ám này một cách trực tiếp với cái nhìn cố gắng khách quan.
Ông rút ra 11 bài học cho chiến tranh, mặc dù không phải là những bài học mới nhưng cũng thực sự đáng xem
xét (các chữ in nghiêng).
1. Empathize with your enemy
Người Mỹ đã không đặt mình vào vị trí người Việt Nam
2. Rationality will not save us
Những người rational nhất vẫn có thể bị lôi cuốn làm những chuyện absurd nhất.
3. There is something beyond yourself
Don't shoooot me. I'm just an executive!!!
4. Maximize efficiency

5. Proportionality should be a guideline in war
But the proportionality that doesn't work for the Vietnamese as the Americans thought.
6. Get the data
(yeah, but do you believe it when you see it?)
7. Belief and seeing are both often wrong
You see what you believe
8. Be prepared to reexamine your reasoning

9. In order to do good, you may have to engage in evil
And also, how much evil is necessary.
10. Never say never
Rule of war (and politics).
11. You can't change human nature
But you can learn to understand it.

Một bộ phim rất đáng xem để hiểu thêm về chiến tranh Việt Nam, về ranh giới giữa cái thiện và cái ác, về mục đích và phương tiện, về những tai hoạ có thể mang lại cho con người xuất phát từ sự kiêu ngạo, không hiểu biết nhau, sự đơn giản hoá và lý tưởng hoá. Cụ thể hơn, đó cũng là chân dung về một con người cùng những hoàn cảnh của anh ta, người đã đóng vai trò không nhỏ trong cuộc chiến tranh bi thảm kéo dài hàng chục năm, mang lại cái chết cho bốn triệu người Việt và hơn 50.000 người Mỹ, cùng với hàng triệu người Việt bị tàn tật hay phải bỏ quê hương xứ sở...

3 Comments:

  • Một bài viết liên quan, có so sánh với một số sự kiện lịch sử mà McNamara có ý lảng tránh.
    http://slate.msn.com/id/2092916

    By Blogger Linh, at 3/11/2005 12:41 AM  

  • Phim này xem được, không nosy như phim của Moore nổi tiếng với việc lèo lái sự thật, bác đạo diễn này neutral hơn tuy vẫn dựng và edit có ý đồ. Kể ra thì Mc Namara cũng là một nhân vật thông minh sắc sảo nên thật giỏi trò dắt mũi bằng ngôn ngữ, thỉnh thỏang cũng lèo lái được niềm cảm thông của phụ nữ chúng em đối với một con người rối ren trước thời thế. Tuy vậy rõ ràng ông ta vẫn lảng tránh trách nhiệm trực tiếp, có thể thấy rõ nhất trong đọan ông ta bày tỏ nhận định của 2 phía về bản chất cuộc chiến trong đó ông ta tỏ ra ngây thơ cho rằng Mỹ đã coi VN như một quân cờ chiến lược trên cán cân TBCN - XHCN và không tính đến sức kháng cự mạnh mẽ đến từ một dân tộc khát vọng độc lập, implying nếu chúng tôi hiểu rõ các anh muốn độc lập thì chúng tôi đã không dây dưa (!!!). That's ridiculous!
    P.S: Phim political cuối cùng mình xem, từ nay về sau xin hứa kiên quyết chọn chick flick làm lý tưởng.

    By Anonymous Anonymous, at 3/11/2005 2:33 AM  

  • Theo wikipedia.org

    Robert McNamara's Lessons from Vietnam

    • We misjudged then — and we have since — the geopolitical intentions of our adversaries … and we exaggerated the dangers to the United States of their actions.

    • We viewed the people and leaders of South Vietnam in terms of our own experience … We totally misjudged the political forces within the country.

    • We underestimated the power of nationalism to motivate a people to fight and die for their beliefs and values.

    • Our judgments of friend and foe alike reflected our profound ignorance of the history, culture, and politics of the people in the area, and the personalities and habits of their leaders.

    • We failed then — and have since — to recognize the limitations of modern, high-technology military equipment, forces and doctrine…

    • We failed as well to adapt our military tactics to the task of winning the hearts and minds of people from a totally different culture.

    • We failed to draw Congress and the American people into a full and frank discussion and debate of the pros and cons of a large-scale military involvement … before we initiated the action.

    • After the action got under way and unanticipated events forced us off our planned course … we did not fully explain what was happening and why we were doing what we did.

    • We did not recognize that neither our people nor our leaders are omniscient. Our judgment of what is in another people's or country's best interest should be put to the test of open discussion in international forums. We do not have the God-given right to shape every nation in our image or as we choose.

    • We did not hold to the principle that U.S. military action … should be carried out only in conjunction with multinational forces supported fully (and not merely cosmetically) by the international community.

    • We failed to recognize that in international affairs, as in other aspects of life, there may be problems for which there are no immediate solutions … At times, we may have to live with an imperfect, untidy world.

    • Underlying many of these errors lay our failure to organize the top echelons of the executive branch to deal effectively with the extraordinarily complex range of political and military issues.

    By Blogger Linh, at 3/11/2005 3:08 AM  

Post a Comment

<< Home