Nowhere Land

Thursday, December 22, 2005

The Unbearable Lightness of Being

Cuối cùng thì cũng đọc xong cuốn này, sau chắc phải hơn 1 tháng cho chừng 300 trang sách. Cảm thấy rất khó đọc nhanh, mặc dù nội dung và hình thức đều không có gì quá phức tạp, phải nói là dễ đọc là đằng khắc. Có lẽ bởi vì mỗi khi cầm cuốn sách lên và đọc được vài chương (mỗi chương chừng vài trang) thì lại có một cảm giác cô đơn và buồn. Và lại muốn để nó đấy để đọc hay làm một cái gì đó có easy feeling hơn

Thật khó nói về cuốn này. Nhưng là cuốn hay nhất của Kundera mà tôi từng đọc. Các ý tưởng rất thú vị và câu văn nhiều chất thơ. Tác giả cũng không sử dụng nhiều triết lý dài dòng quá tới mức có cảm giác hơi phô trương như trong Sự bất tử chẳng hạn.

Nhưng có một cái gì đó rất buồn toát ra từ cuốn sách. Có lẽ đó là nỗi buồn của kiếp người, của freedom mà con người giành được nhưng rồi lại cảm thấy bế tắc vì nó, là sự ghê sợ với (một số khía cạnh nào đó của) bản thân mình, và những nỗi ám ảnh về sự giống và khác nhau giữa God với shit (Frank), bodysoul (Tereza), một người đàn bà này và một người đàn bà khác (Tomas), là sự tương đối tới mức "unbearable lightness" của những giá trị của con người.

Và đó còn là giữa sự lựa chọn giữa một cuộc sống nhẹ bồng (không lo nghĩ, không ràng buộc, sống như mình muốn như Tomas, Sabina) và nặng chịch (ràng buộc, gắn bó với một điều gì đó như Tereza, Frank) trong khi con người chỉ có một cuộc đời để sống. Nhưng hình như tất cả sự lựa chọn đều unbearable cả.

Một cuốn sách hay, sâu sắc, rất thông minh và đẹp nhưng có lẽ hơi bi quan. Mặc dù thực ra gọi là "bi quan" cũng không chính xác lắm.

16 Comments:

  • Chắc không phải bi quan mà là... melancholic trước cái lighness không cứu vãn nổi của being :p

    Mà mình cũng đọc lâu quá rồi, hầu như chẳng nhớ gì nữa.

    Anh Linh đọc Điệu valse giã từ đi, funny và easy hơn :p nhưng có lẽ vẫn... melancholic và tàn nhẫn một cách nào đó.

    By Anonymous Anonymous, at 12/22/2005 3:16 AM  

  • Đúng rồi, không phải là bi quan mà là melancholic và tàn nhẫn.

    Bản thân Kundera cũng không phân biệt bi quan và lạc quan bởi vì lý do ông đưa ra là con người chỉ sống một lần. Giả sử người ta có thể eternal return để sống lại thì khi đó, người lạc quan là người tin rằng những lần return sau sẽ tốt hơn trước, người bi quan là người có quan điểm ngược lại.

    By Blogger Linh, at 12/22/2005 3:56 AM  

  • Hi hi hom truoc ngam trong cai wishlist cua anh trai cung thay co 1 cuon cua Milan Kundera, nhung luong lu mot luc thi quyet dinh khong chon mot cuon nao cua Kundera ca, vi cuoi nam-may dip le tet ma doc Kundera thi rat de moody. Cai cam giac cu nang nang trong long, mot nua thi life is elswhere mot nua thi everything has being and presence.

    Con nguoi chi song co mot lan, khi doc Kundera doi khi cung bi danh thuc de them duoc song voi vai cai lan khac, nhung ma roi lai thay melanchonic voi cai chi song co mot lan.

    Quyen nay em cung chua doc, tam thoi thi chua can phai doc lai hoac la doc them truyen cua Kundera nua hi hi :P

    By Blogger Unknown, at 12/22/2005 7:35 AM  

  • Hi hi mình thì sau khi nhá hết đám Kundera trong mùa đông buồn chán cách đây 3 năm thì giờ đang tiêu phí mùa đông SG hiếm hoi trong các mall với quần áo, phấn son, túi xách và những thứ tương tự. Thật là một chuyển biến lớn :p chịu ảnh hưởng sâu sắc của Sex and the City. Sau khi tiêu hết 1,2M trong các quầy on sale tối nay, mình đã quyết tâm không bước chân vào cái plaza nào nữa từ nay cho đến Tết.

    Trên giường, để tự an tâm về bản thân mình vẫn có Khải huyền muộn, Blindfold, Never let me go và Rừng Na Uy từ một số tuần nay. Tất cả đều chưa vượt qua trang thứ 10.

    Tối nay nếu không buồn ngủ quá sẽ xem Amores Perros. Tối mai phải (chữ phải bôi đậm, gạch chân) đi dự một cái party chắc không đem đến điều gì thú vị.

    Tối ngày kia là Xmas. God bless you, little baby Jesus.

    By Anonymous Anonymous, at 12/22/2005 8:58 AM  

  • Cuốn The Unbearable... này được Kundera cho là kém nhất của ông nhưng lại nhận được nhiều hoan nghênh nhất của giới phê bình và công chúng (là cuốn duy nhất của Kundera được nhà phê bình Harold Bloom đưa vào danh sách Modern Classics). Đọc cuốn này thấy moody có lẽ vì nó là tâm trạng của những người không còn biết tin vào cái gì, không tin vào cả Christ (Dostoievski) hay là Anti-Christ (Nietzche?). Bản thân Kundera cũng từng là đảng viên đảng cộng sản Séc (hai lần vì bị đuổi 1 lần sau đó lại gia nhập lại) tức là cũng từng cuốn theo cái grand march của thời đại, trước khi tách ra. Các nhân vật của Kundera hơi có gì đó giống với hiện sinh nhưng không có cái lãng mạn và lý tưởng của hiện sinh như là ở Sartre chẳng hạn, có lẽ gần với Camus hơn. Nhưng "người xa lạ" của Camus thì như những cá thể được tách hẳn ra với thế giới để nghiên cứu còn những nhân vật của Kundera cũng là những người xa lạ (xa lạ với người khác và với chính mình) nhưng lại ràng buộc với nhau và khám phá chính bản thân mình trong những ràng buộc đó.

    By Blogger Linh, at 12/22/2005 1:53 PM  

  • Hừm, không nên đoán mò về một quyển sách trước khi đọc, càng không nên so sánh các quyển sách với nhau, nhất là so sánh một tác giả đương đại với 1 ông đã chết từ một số thế kỷ trước :p

    Kundera, em nghĩ, không có gì chung với Dostoevsky, đặc biệt là với cái quote của bác Kem.

    Với Dos, (có vẻ) suffering là con đường để đạt tới hiểu biết. Một tư tưởng (có vẻ) bắt nguồn từ văn hóa tôn vinh sự khổ hạnh và khuất lụy của Cơ đốc giáo, cho dù ông có tin vào Chúa hay không. Và cũng có thể bắt nguồn từ bản thân chứng động kinh của Dos như ông đã viết ở đâu đó, những cơn đau kinh khủng để đạt tới vài giây của euphoria, "revelation", enlightment...

    Kundera không có gì như thế. Khi Kundera bắt đầu viết văn, cái thời tự hỏi có Chúa hay không có Chúa đã qua từ rất lâu, và spiritually, Kundera không phải là nhà văn của những thất vọng lớn trước những đổ vỡ của niềm tin lớn. Kundera, theo ý kiến cá nhân của em (mà rất có thể là sai), không phải là một great thinker but a smart one. Ông không viết về những "Don Quixote bước ra thế giới và thấy một chân lý tối hậu vỡ ra thành hàng ngàn chân lý tương đối. Don Quixote không biết làm gì". Thời đó đã đi qua. Ông viết về chính thế giới đầy những chân lý tương đối đó với tư cách người bên lề, quan sát những con người và tình huống trong đó, nơi nỗi đau và niềm vui đều tương đối và... light một cách không thể cứu vãn như nhau, và trong cái light vô cùng tận đó của nhân sinh, những tình cảm lớn đều hóa thành những thứ... kitsch đến độ người ta chỉ còn cách cười khảy, mặc dù thoáng melancholic về sự không thể cứu vãn ấy. Hi hi, nên so sánh một người "viết văn nghiêm túc" như Dos, với một người chuyển hóa thế giới thành một màn hài kịch châm biếm tàn nhẫn đáng buồn cười là một việc em thấy khá là... buồn cười, hi hi

    By Anonymous Anonymous, at 12/22/2005 10:21 PM  

  • Thực ra về mặt tư tưởng, tớ thấy Kundera có nhiều nét hiện sinh. Nhưng trong Kundera không có chỗ cho những tư tưởng vĩ đại, những superhuman như Dos, Nietzche, hay tìm kiếm vẻ đẹp trong sự absurdity và alienation của cuộc sống như Sartre hay Camus. Tư tưởng Knndera là những quan sát tinh tế cuộc sống với nụ cười mỉa mai. Đọc Kundera không có khả năng tạo shock làm thay đổi quan điểm sống của mình, đơn giản vì ông không khẳng định hay phủ định gì, không tìm cách thuyết phục cũng như bác bỏ người đọc. Nhưng đôi khi không thể không giật mình trước những nhận xét và quan sát của tác giả, và cảm thấy có lẽ cuộc sống cũng ngớ ngẩn như thế. Chỉ ngớ ngẩn thôi chứ cũng không đạt được đến sự phi lý-absurdity và có khi chính điều đó là nguyên nhân gây ra nỗi buồn khi đọc Kundera. Còn gì buồn hơn khi người ta nhận ra cuộc đời không phải là một điều gì lớn lao, vĩ đại, thậm chí cũng không được là một tấm bi kịch vĩ đại kiểu con người bị bỏ mặc trong sự hiện hữu của mình. Cuộc đời, theo Kundera như tớ hiểu, chỉ là một vở kịch nhạt nhẽo mà những niềm vui, nỗi buồn và cả những bi kịch của nó đều không trọng lượng, nhẹ bỗng.

    Trái lại, những tác phẩm có thể gây shock hay làm thay đổi con người (như Dos với bác Hiếu trong năm vừa rồi :P) thường sẽ phải đưa ra một thông điệp nào đó, thuyết phục hay bác bỏ một quan niệm, giá trị gì đấy. Nhưng với Kundera thì ông sẽ chỉ gọi đó là kitsch thôi, mặc dù ông hiểu rằng con người chẳng thể nào xa rời những cái kitsch được cả.
    G. nói là Kundera "chuyển hóa thế giới thành một màn hài kịch châm biếm tàn nhẫn đáng buồn cười" nhưng tớ nghĩ nó giống một màn kịch nửa bi nửa hài và tác giả mỉa mai hơn là châm biếm.
    Nếu nói Kundera giống ai thì tớ chưa thấy ai giống, hihi. Có thể hơi giống Camus trong "Người xa lạ" ở một nét nào đó (mà đó cũng là cuốn duy nhất của Camus mà tớ từng đọc hết). Với Dos thì khác xa, giữa kẻ viết như thôi miên, nhập hồn và một người viết như cố tìm cách tách ra. Giữa một người luôn băn khoăn về Chúa vs. human và một người chỉ phân tích human vs. human
    Nhưng cũng có thể tương đồng trên khía cạnh phân tích tâm lý. Cả hai đều rất ưa thích phân tích tâm lý nhân vật. Nhưng trên phương diện này thì có khi Kundera lại ảnh hưởng nhiều của Freud hơn (nhất là trong cuốn The Unbearable...).

    By Blogger Linh, at 12/22/2005 11:22 PM  

  • Hihi, nếu tớ không nhầm thì người ta cũng không coi Kundera là hiện sinh kiểu như Sartre, Camus, Beckett... Hình như The Unbearable có ảnh hưởng đôi chút của Nietzche nhưng tớ chưa đọc Nietzche nên cũng không biết. Đến thời Kundera viết thì existentialist cũng thoái trào rồi. Hơn nữa Dost cũng chỉ được coi là người có ảnh hưởng tới hiện sinh thôi, chứ không phải là hiện sinh.

    Nihilism thì có lẽ lại cũng không phải. Nếu tớ nhớ không nhầm thì cuốn Underground notebook của Dost được coi là một tác phẩm tiêu biểu cho Nihilism. Nếu có thể xếp Kundera vào một trào lưu nào đó thì chắc chỉ có thể vào post-modernism, nghĩa là cái mớ tạp nham bảy sắc cầu vồng, không đi theo một tôn phái, cấu trúc, tư tưởng, hình thức nhất quán nào cả. Kiểu như một tấm gương được mài thành nhiều cạnh để phản chiếu được nhiều hình ảnh khác nhau. Cái hình ảnh ấy đôi khi có thể chập lại nhưng không nhất thiết là bắt buộc phải chập lại thành một hình ảnh duy nhất, trung thực của sự vật.

    Ví dụ trong Unbearable... có đủ cả tâm phân học, chính trị, sex, nhiều tuyến nhân vật, cách kể chuyện cũng rất lung tung. Trong Sự bất tử (The Immortality) còn lung tung hơn nữa, vai trò người kể chuyện với nhân vật lộn tùng phèo, Gớt với Beethoven thỉnh thoảng lại nhảy ra nói chuyện với tác giả...Trên thực tế, người ta cũng hay so sánh Kundera với các tác giả post-modernism khác như Marquez hay Rushdie.

    By Blogger Linh, at 12/23/2005 3:37 AM  

  • Hi hi sau cái đống ism của các bác, em chỉ có 1 ý kiến nhỏ là tự bản thân Kundera từ chối gọi mình là một philosopher mà là một tiểu thuyết gia, để thể hiện những điều chỉ có thể thể hiện duy nhất bằng con đường tiểu thuyết :p

    By Anonymous Anonymous, at 12/23/2005 4:40 AM  

  • Các bác có thể đọc thêm bài này trong " The Art of the Novel" nhé:


    http://nhanvan.com/magazines/van/70&71/milankundera_doithoai.htm

    By Anonymous Anonymous, at 12/23/2005 6:00 AM  

  • Copy từ cái link của bác Fan

    THE UNBEARABLE LIGHTNESS OF BEING
    By Milan Kundera. Translated from the Czech by Michael Henry Heim.
    314 pages
    New York: Perennial Classics, 1999 (from 1984 original)
    ISBN: 0-06-093213-9

    Comments by Bob Corbett
    October 2001


    A touching and sad novel, at once a compelling love story, philosophical text, and dialogue with Frederich Nietzsche -- The Unbearable Lightness of Being is all of these and more, perhaps most importantly a manifesto of embracing nihilism.

    Milan Kundera opens the novel with a discourse on Nietzsche's doctrine of the eternal recurrence. He rejects any view of the recurrence as being real or metaphysical. It is metaphorical he assures us. In a world of objective meaninglessness one must fall into nihilism unless one acts as if one's acts recur eternally, thus giving our acts "weight," the weight of those choices we make, as though recurring eternally, living forever. Kundera rejects Nietzsche's optimism and in compelling detail and poignancy he give us the story of the painful love affair of Tomas and Tereza, condemned by fate and choice to live together, yet never ceasing to cause each other enormous pain and suffering.

    Tomas, a surgeon living in Prague just before the famous 1968 Spring uprising, is an incorrigible womanizer, unable to resist his unending stream of meaningless sexual flings. Tereza is drawn to him, sent to him by fate, like Moses in a bulrush basket. Tomas' constant infidelities numb her with pain; yet her unending love and need draw her to him inexorably, and he to her. From the text of a Beethoven composition he takes the line: "Es muss Sein" (it must be). He even leaves the safety of Switzerland to follow her back to Prague, sealing their fate to that oppressive regime following the Russian takeover.

    We also meet Sabina, Czech artist fascinated with aspects of incomparable images in which the interface of the images betray one another. In her own life, including her love affairs with Tomas and Franz, she is the eternal betrayer, not unlike the tensions in her own paintings.

    Franz is the idealist, the man who dreams the dream of the great march of history toward some better state and ends up being killed in a trivial mugging while in Thailand on a large but failed humanitarian venture.

    A central theme which runs through the novel is the possibility of being having weight -- something to give it serious meaning. There are at least two cases where Tomas does find such meaning. The first is his "Es muss Sein" in relation to Tereza. They are safely in Switzerland after escaping the Russian invasion. But eventually, Tereza, wishing to free Tomas for his mistresses, unable to bear the pain of it and feeling lost away from Prague, leaves to go back. Tomas follows in a few days, knowing that somehow this is crazy and he is condemning himself to misery, but he must go, it is his fate and he returns. In a second incident he had published a letter to the editor in a newspaper which explored the notion of being responsible for acts whether or not one KNEW the outcome. His model case was Oedipus who had no idea he was violating so many social and moral rules of his society. Tomas is speaking about those in Czechoslovakia who acted in a similar manner toward the Russians. Later on this is taken as a socially subversive point of view and he is asked to retract. For reasons he himself hardly understands he refuses and his refusal causes him to be banned as a physician and condemned to low-level manual labor, first in Prague and later on a collective farm in a rural area.

    But even these choice are more his fate than a choice of meaning. The notion of fate, or what Nietzsche refers to as "amor fati" (love of fate) is the notion that nature somehow presents us with situations which we cannot escape and we simply have to bear them. Tomas must accept and bear his love for Tereza no matter how painful and hopeless. He must accept his Oedipus letter no matter the consequences. Yet, even this acceptance cannot escape the ultimate "unbearable lightness of being," the meaninglessness of all our acts in a world in which our acts simply don't live forever.

    Kundera says in the last pages of the novel: "And therein lies the whole of man's plight. Human time does not turn in a circle; it runs ahead in a straight line. That is why man cannot be happy: happiness is the longing for repetition." Thus Kundera seems to accept Nietzsche's argument that only an eternal recurrence allows one to survive meaninglessness, but then leaves Nietzsche in holding that the survival itself is impossible since the eternal recurrence does not and cannot happen.

    A secondary Nietzschean theme is the role of fate. Kundera introduces at least three dominant examples of fate in the lives of Tomas and Tereza:

    signs via coincidences which we can trace and understand
    revealing dreams and intuitions
    number mysticism in which the significance of chance events can be understood by numerical coincidences
    Yet another part of Kundera's nihilism is revealed in the intriguing chapter called "The Grand March." Franz is the main character here, but the issue is the belief in the future, in a progressive history, a march toward some positive triumph in human existence for the species. Franz has always been a believer in the notion of progress and his role in it. But Kundera mocks this grand illusion. There is no reason for such a false belief and history is against it. Further he argues that the ancient faith in the grand march is fading away in our time as people come to realize the meaninglessness of human action. Franz makes an enormous leap into the grand march in a trip to the Cambodian border in the 1960s as part of an international team to try to embarrass the Vietnamese who hold the border to allow a team of physicians in to treat the sick. After great sacrifice of this group getting there, they make their plea to the guards who control the border crossing only to be greeted by cold and enduring silence. After a number of attempts in which they cannot even illicit a response they give up and turn away in utter defeat. It is a very powerful and distressing scene, one of the greatest futility of the grand march.

    Kundera is a masterful story-teller and intriguing philosopher. He pulls no punches and pounds his theme with force and repetition. In this novel his use of Nietzsche as the foil who guides his theme is brilliantly conceived and his rejection of even the moral version of the eternal recurrence (we must act as if), is more persuasive than Nietzsche's seemingly undefended optimism.

    This is perhaps the fourth time I've read this novel, but the first time that I have understood it more in the fullness of a story set as a dialectical tool to deal with Nietzsche's themes of eternal recurrence and love of fate. I recommend this mode of reading the novel to anyone who's had the chance to read Nietzsche's Thus Spoke Zarathustra. The position of Nietzsche which is attacked in this novel seems best expounded there and in the often quoted passage from The Gay Science at section 341:

    The Greatest Burden. What if a demon crept after thee into thy loneliest loneliness some day or night, and said to thee: "This life, as thou livest it at present, and hast lived it, thou must live it once more, and also innumerable times; and there will be nothing new in it, but every pain and every joy and every thought and every sigh, and all the unspeakably small and great in thy life must come to thee again, and all in the same series and sequence-and similarly this spider and this moonlight among the trees, and similarly this moment, and I myself. The eternal sand-glass of existence will ever be turned once more, and thou with it, thou speck of dust!"- Wouldst thou not throw thyself down and gnash thy teeth, and curse the demon that so spake? Or hast thou once experienced a tremendous moment in which thou wouldst answer him: "Thou art a God, and never did I hear anything so divine! "If that thought acquired power over thee as thou art, it would transform thee, and perhaps crush thee; the question with regard to all and everything: "Dost thou want this once more, and also for innumerable times?" would lie as the heaviest burden upon thy activity! Or, how wouldst thou have to become favorably inclined to thyself and to life, so as to long for nothing more ardently than for this last eternal sanctioning and sealing?

    By Blogger Linh, at 12/23/2005 1:34 PM  

  • Cái bản dịch Nghệ thuật tiểu thuyết của Trịnh Y Thư đọc mấy dòng thấy trúc tra trúc trắc chẳng hiểu gì cả. Hi hi ngôn ngữ người Việt hải ngoại nó vậy.

    Bản dịch Nguyên Ngọc dễ đọc hơn nhiều.

    By Anonymous Anonymous, at 12/23/2005 9:35 PM  

  • If you don't mind, can you tell me what you read fiction for? That is, what do you look for in a novel (that you wouldn't do with, say, nonfiction stuff)? If you think/feel one particular author is "better" than others, what is it that makes him/her "better?"

    Thanks.

    By Anonymous Anonymous, at 12/24/2005 11:05 PM  

  • Oh, I think it's simply for fun. Some peole like fiction better, others prefer non-fiction. As for myself, I like both and read both.
    Regarding which author is better than another, I think it is rather subjective evaluation. Yet, there is also a common opinion which is shared by many people and/or experts. Just like a movie, for instance.

    By Blogger Linh, at 12/24/2005 11:35 PM  

  • Fiction vs. non-fiction.

    Knighted in 1990, Sir Vidiadhar Surajprasad Naipaul is Britain's only living Nobel laureate in literature, having been awarded the prize in October 2001, a season when many were just awakening to realities Naipaul had been writing about for more than 20 years. Also significant is that he had explored Islamic fundamentalism and other issues of global import not through fiction, but through nonfiction reportage.

    The novel's time was over, he had said. Others had made the claim before, but it resonated more deeply coming from a contemporary giant. What is more, Naipaul said, only nonfiction could capture the complexities of today's world. It was a profound observation. But did it speak to a larger cultural situation, or was it simply the personal judgment of one cantankerous writer, who in fact continued to publish a novel every few years even after declaring the form dead?
    ....
    ''What I felt was, if you spend your life just writing fiction, you are going to falsify your material,'' he said. ''And the fictional form was going to force you to do things with the material, to dramatize it in a certain way. I thought nonfiction gave one a chance to explore the world, the other world, the world that one didn't know fully.'' Naipaul's voice is rich and deep and mellowed by tobacco, and when he pronounced the word ''world,'' he savored it, drawing it out to almost three syllables. ''I thought if I didn't have this resource of nonfiction I would have dried up perhaps. I'd have come to the end of my material, and would have done what a writer like Graham Greene did. You know, he took the Graham Greene figure to the Congo, took him to Argentina, took him to Haiti, for no rhyme or reason.''

    (NY Times)

    By Blogger Linh, at 12/25/2005 1:37 AM  

  • Cool blog, interesting information... Keep it UP » » »

    By Anonymous Anonymous, at 3/06/2007 2:45 AM  

Post a Comment

<< Home