Nowhere Land

Sunday, January 08, 2006

Good news

EIU: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tạo ấn tượng

Mạng tin tình báo kinh tế (EIU), Mỹ, một cơ quan phân tích có uy tín về kinh tế các quốc gia trên thế giới, đã đánh giá cao việc trong năm 2005, kinh tế VN đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua với chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 8,4%, xếp thứ 2 tại châu Á.
EIU nhận xét ngành công nghiệp và các lĩnh vực tư nhân tăng trưởng cao đã tạo ra sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế VN, đặc biệt các thành phần kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và tạo vốn cho các hoạt động đầu tư trong nước. Dự báo về triển vọng kinh tế VN thời gian tới, EIU nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP vẫn tiếp tục tạo được ấn tượng trong giai đoạn 2006 - 2007.

Tin trên Tuổi trẻ


and not-so-good news

VN tụt hạng về chỉ số tự do kinh tế
TT - Theo báo cáo thường niên về chỉ số tự do kinh tế năm 2006 do tạp chí Wall Street Journal và Heritage Foundation vừa công bố thì VN đứng thứ 142 trong số 161 nền kinh tế, tụt 5 hạng so với năm 2005. Năm 2005 VN xếp 137/161 nền kinh tế xếp hạng. Hong Kong và Singapore là hai nền kinh tế tự do nhất thế giới.
Việc xếp hạng dựa trên 10 tiêu chí như gánh nặng tài chính, chính sách tiền tệ, can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế... Điểm trung bình chỉ số tự do kinh tế được xếp hạng năm 2006 là 3,89 điểm (theo thang xếp hạng cao nhất là điểm 1, thấp nhất điểm 5).


Vì sao VN bị xếp tụt hạng? Theo phó giáo sư - tiến sĩ Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh tế TP.HCM), chỉ có điểm về chính sách thương mại là tăng, còn lại hầu như không có gì thay đổi và ở mức thấp, thậm chí chỉ số xếp hạng về chính sách tiền tệ đã xấu hơn trước. Thứ nhất là do chi tiêu ngân sách trong năm 2005 có tăng lên, chiếm khoảng 29% GDP, làm gánh nặng tài khóa của VN được xếp hạng xấu đi 0,1 điểm. Thứ hai là chính sách tiền tệ cũng bị trừ điểm vì lạm phát trong thời gian gần đây có xu hướng tăng. Thứ ba là sự tồn tại của thị trường không chính thức suy cho cùng là do kết quả từ các can thiệp sâu của Chính phủ vào nền kinh tế. Thứ tư là các qui tắc không minh bạch trong phân phối quota, các rào cản về quyền tiếp cận ngoại tệ trong các giao dịch ngoại hối, thị trường ngoại tệ chợ đen tồn tại dẫn tới hiện tượng đôla hóa nền kinh tế ở mức cao. Thứ năm là chính sách thương mại không rõ ràng làm cho nhà đầu tư dễ suy diễn có thể vận động để được bảo hộ hơn là dựa vào những qui tắc pháp lý. Cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa theo kịp với những gì mà Chính phủ đã cam kết...”.

Tuy nhiên, cũng có nhiều tiến bộ, đó là tiền lương và giá cả (có tiến bộ trong kiểm soát giá), giảm thuế (thuế suất thuế thu nhập cao nhất từ 50% còn 40%, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 32 còn 28%...)

1 Comments:

Post a Comment

<< Home