Nowhere Land

Thursday, May 12, 2005

Bài văn "lạ" gây xôn xao làng giáo

Bài trên báo Thanh Niên

Một sự kiện gây xôn xao dư luận làng giáo dục: Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3/2005, có em học sinh thay vì phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm như đề bài yêu cầu, đã viết rằng mình không thích tác phẩm đó, đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy văn và học văn trong nhà trường hiện nay.
Dưới đây là trích đoạn bài thi của học sinh Nguyễn Phi Thanh:
Đề thi: Em hãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...


Bài làm:

Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta thường nhớ đến một thầy giáo mù yêu nước, có tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khá nhiều, nổi tiếng là tập thơ Nôm “Lục Vân Tiên” và trong văn học lớp 11, chúng ta được làm quen với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài tế được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đã hy sinh trong phong trào Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài Gòn.

Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc...

Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở, nhưng dường như HS bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.

Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".
-----------
Học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội Kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên Hà Nội 18-3-2005.


Bài văn đã được nhiều HS và thầy cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều HS tán đồng với ý kiến này. Còn các thầy cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.

6 Comments:

  • Thi HSG thì không mất mát gì chứ thi tốt nghiệp thì các em các cháu vẫn phải bẻ cong ngòi bút thôi. Chỉ cần khen ngợi nhăng nhít vài trang đa số các em đều thoát nạn không phải học văn nữa, một số em may mắn và khôn khéo có thể được ăn chơi nhởn nhơ vì được tuyển thẳng vào đại học, đáng mừng hơn nữa, vì bẻ cong ngòi bút quá xuất sắc đến nỗi gv cứ tưởng ngòi bút các em sinh ra vốn đã cong cong vẹo vẹo thuần khiết như thế mà có em còn được học bổng du học xây dựng đất nước (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp), hì hì...
    N/A.

    By Anonymous Anonymous, at 5/13/2005 4:26 AM  

  • Interesting...but sad :( Rất tiếc là chương trình đào tạo còn rất bị đóng khung và khuôn khổ.

    By Anonymous Anonymous, at 5/13/2005 10:57 AM  

  • Chuyện học văn cũng chỉ là một chuyện nhỏ, có điều là xã hội mình từ gia đình cho tới nhà trường dạy trẻ con nói dối hay bắt buộc phải nghĩ và nói theo những ý kiến đã có từ trước và điều này đã thành hệ thống và dường như cũng không còn khiến mấy ai ngạc nhiên nữa.

    Một xã hội thiếu tôn trọng ý kiến cá nhân, thiếu tôn trọng người trẻ, áp dụng một cách công thức và đồng loạt những giá trị mà thiếu phê phán hay đúng hơn là không chấp nhận phê phán. Đó là những vấn đề chung của cả xã hội nhưng ngành giáo dục cũng có trách nhiệm nặng nề với vai trò định hình nhân cách và tính sáng tạo của con người. Và sự thay đổi có hiệu quả nhất cũng có thể thực hiện được thông qua ngành giáo dục.

    By Blogger Linh, at 5/13/2005 7:29 PM  

  • We don't need no education.
    We don't need no thought control.
    No dark sarcasm in the classroom.
    Teacher leave the kids alone.
    Hey, teacher leave the kids alone!
    All in all it's just another brick in the wall.
    All in all you're just another brick in the wall

    By Anonymous Anonymous, at 5/13/2005 9:13 PM  

  • Đề nghị các bạn Anno ký tên lưu niệm trước khi ra về :P

    By Blogger Linh, at 5/13/2005 9:22 PM  

  • Bài văn mà lam` như thế thì đi thi làm gì? đã ko thấy văn hay sao còn học văn để đi thi? Muốn thấy tác phẩm hay thì phải cảm, phải đặt nó vào hoàn cảnh nó ra đời chứ. Có lẽ trong thời này nó không hợp lý, nhưng ở những năm về trước nó rất hay, rất ý nghĩ. Nếu như chị muốn chê bôi hay không chấp nhận những bài thơ như thế thì hãy ráng mà khen sáo rỗng, rồi lớn lên sẽ thành giáo sư tiến sĩ, tha hồ mà chê=>> rất xin lỗi, nhưng thật sự em bất bình( dù sụ việc đã qua 4 năm)

    By Anonymous Anonymous, at 2/25/2009 7:12 AM  

Post a Comment

<< Home